Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về Cách đọc sách hiệu quả cho trẻ như sau:
Đọc sách cho con là thói
quen rất quan trọng và rất tuyệt vời dành cho các con đặc biệt tốt với trẻ tự kỷ . Vậy thì các ba mẹ cần phải
trang bị cho mình một vài kỹ năng để có thể đọc sách hiệu quả.
Điều đầu tiên để giúp
cho con có thể yêu sách và thích khám phá sách thì các ba mẹ nên cắt hết các thiết
bị gây sao nhãng chẳng hạn như ti vi, điện thoại, các thiết bị điện tử.
Tiếp theo, các ba mẹ cần
phải yêu sách trước tiên. Chính bản thân mình phải cảm thấy việc đọc sách là một
điều hết sức vui vẻ, hào hứng. Tâm lý của chúng ta sẽ quyết
định, ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
Mình hãy quan sát xem con
đang làm gì với những cuốn sách: con đang lật sách, xếp hàng dài, vẽ nguệch ngoặc
hay nhìn vào một bức tranh nào đó rất là lâu… để tìm được cách có thể tiếp cận,
để có thể tương tác với đứa trẻ. Nếu như đứa trẻ đang ngồi mân mê với những
cuốn sách, con chỉ nhìn thôi thì chúng ta hãy bắt đầu làm tương tự điều đó cùng
con. Điều quan trọng nhất mình phải làm là hòa mình cùng
con trước. Nếu như con thích vẽ trên sách, chúng ta hãy cầm bút lên và vẽ cùng
con. Tuy nhiên nếu như con của chúng ta cảm thấy không thích việc mà chúng ta đụng
vào sách của con thì chúng ta hãy cầm một cuốn sách khác cũng xem và làm như
con.
Nên chọn những cuốn sách
có hình ảnh bắt mắt, có nội dung đơn giản, phong phú để giúp cho con hào hứng
trong việc đọc sách. Lựa chọn sách như nào chúng tôi đã chia sẻ trước đó.
Chúng ta hãy luôn đồng ý với
những quan điểm của con, đồng ý với những câu nói của con, dù điều đó chưa hẳn là đúng. Chẳng hạn như đây là một con cá voi nhưng con
nhìn và nói là con cá mập. Thường thì các ba mẹ sẽ phản đối ngay nhưng đấy
không phải điều tốt mà mình muốn con nghe mình thì mình hãy nghe con trước.
Trong góc nhìn vào thế giới của đứa trẻ không giống chúng ta. Đôi khi con vẫn
biết đây là cá voi nhưng con lại thích nói đây là cá mập. Hãy tôn trọng và lắng
nghe những điều mà con nói dù điều đó đúng hay sai vì
trong trí tưởng tượng của các con đang không giống chúng ta.
Chúng ta không nên đặt áp
lực lên con. Chúng ta cứ đặt quá nhiều câu hỏi mỗi khi mở một cuốn sách ra thì
bắt đầu chúng ta lại hỏi con liên tục như: Cái gì đây nhở? Quả gì đây con nhỉ?
À ai đây con nhỉ? Rồi đây là cây gì nhở? Rồi đây là quả gì nhở? …Vậy thì liệu
chúng ta có đang đọc sách cho con nghe hay giống như cuộc tra khảo? Chính vì thế
chúng ta hãy hạn chế việc đặt câu hỏi cho con. Thay vì hỏi con chúng ta không nên quá áp lực mà chỉ nên nói chuyện với con. Mỗi một cuốn sách sẽ có một câu chuyện khác nhau và chúng ta sẽ dựa vào những câu chuyện đó để trò
chuyện cùng con. Đừng bắt con phải ghi nhớ kiến thức trong cuốn sách vì có thể
sẽ làm cho con cảm thấy sợ cuốn sách đó.
Chúng ta hãy sáng tạo những
nội dung trong sách. Đôi khi có những cuốn sách dã ngoại ngày mưa kể về một cuộc
hành trình của một nhóm học sinh đi lên khám phá rừng mưa, nông trại rồi lên đồi
nho. Vậy chúng ta có thể là sáng tạo nội dung gì? Không nhất thiết phải đọc
đúng nội dung trong sách mà có thể nghĩ ra như chúng ta đang đi về nhà bà ngoại
rồi bỗng gặp mưa rất to. Trong đó đã có nhiều thứ diễn ra, tự chúng ta sáng tạo
và kể cho con nghe. Dù là sáng tạo ra nội dung nhưng vẫn phải đảm bảo gần gũi
và đơn giản đối với con.