Nhại lời ở trẻ tự kỷ và cách khắc phục

 

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về Hiện tượng nhại lời ở trẻ tự kỷ và cách khắc phục như sau:



Quá trình con nhại lời được là quá trình vàng. Tại sao lại gọi như vậy? Để con của mình có thể học một ngôn ngữ mới thì bất kì một đứa trẻ nào cũng phải trải qua giai đoạn
này. Khi giai đoạn qua đi rồi nó sẽ không lặp lại nữa. Nhưng đối với những
trẻ tự kỷ thì lại khác, tình trạng này sẽ thường bị kéo dài thậm chí tới khi con 5 –
6 tuổi.



Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhại lời kéo dài của trẻ mắc chứng tự kỷ do sự bất thường của hệ thần
kinh vùng chức năng ngôn ngữ của con đang bị tổn thương.



Dựa vào biểu hiện khác nhau về vấn đề nhại lời mà chia thành 2 loại như sau:



+ Thứ nhất: nhạy lời tức
thì. Con có mục đích và có chức năng để giao tiếp nhưng có thể là do con chưa
có vốn từ, chưa biết cách trả lời và chưa hiểu câu hỏi nên con sẽ bắt đầu nhại
lại câu nói. Chẳng hạn như mình hỏi “ai đây con” thì con sẽ nhại lại
“ai đây con?”.



+ Thứ hai: nhại lời
trì hoãn thì con của mình sẽ không có mục đích giao tiếp mà con chỉ nhại lời với
mục đích của bản thân thôi. Chẳng hạn như trẻ thường hay nói một câu nào
đó vu vơ và thường hay lặp lại câu nói mà con đã từng nghe ở đâu đó ở trên
ti vi, điện thoại và con nhắc lại trong một bối cảnh không liên quan. Khi đó nhiều phụ huynh cho rằng trẻ đang nói nhảm vô nghĩa.



- Giải pháp cho vấn đề nhại lời của con:



+ Chúng ta cần phải hiểu được
thông điệp của con. Mình cần biết con đang muốn gì, đang cần gì để chúng ta có thể giúp cho con. Chẳng hạn như: “đúng rồi, đây là con ốc sên đó
con. À đúng rồi, đây là bạn Gấu, đây là bông hoa .” … mình sẽ nói giúp con nhu cầu và mong muốn của con.



+ Chúng ta cần phải tích cực
làm mẫu cho con thông qua các tình huống. Ví dụ: khi mình đi chơi, đi công viên
hoặc đi tắm, nấu ăn, chuẩn bị cơm… chúng ta hãy đặt ra câu hỏi cho con “cơm này
là cơm của ai? Bát này là bát của ai đây?” “Bát của con này. Cơm của con này, à
đồ ăn của con này”. Mình đi chơi thì mình sẽ nói là “áo con đâu rồi? Rồi lấy áo
khoác cho con lấy áo khoác cho mẹ nhá.” Mình có thể hỏi con: đôi giày của
con đâu? Giày của mẹ đâu? Khi đưa ra những câu hỏi, mình có thể làm mẫu trả lời cho con. Sau khi đưa ra câu hỏi nên để khoảng 3 giây đến 5 giây sau đó mình sẽ trả lời giúp cho con. Chú ý mình không được tạo cho con
áp lực rằng con phải trả lời cho mình.
Khi ta làm mẫu càng nhiều, con sẽ càng tăng vốn
từ và
 con sẽ hiểu lúc nào nên trả lời, lúc nào nên hỏi thì từ đó con không còn việc nhại lời, lặp lại từ của ba của mẹ nữa.



+ Chúng ta có thể đưa ra cho con 2 sự lựa chọn.



Ví dụ như “con ơi con muốn
chơi ô tô hay con muốn chơi tàu lửa?” Mình sẽ cho con lựa chọn điều con muốn. Hoặc mình sẽ hỏi con “con muốn ăn bánh hay uống sữa?”



Để con không gặp phải
khó khăn khi đưa ra một câu trả lời nào đó. Đôi khi con chưa trả lời được thì chúng
ta đừng có cố gắng ép con phải nói. Chúng ta đừng đặt câu hỏi cho con quá nhiều.



+ Chúng ta hãy chia sẻ với con
theo một câu chuyện như: Ồ con có thấy không? Bạn Ốc Sên đó, bạn Ốc Sên đang
chơi với các bạn nè. Liệu con có biết mẹ Ốc sinh đâu rồi không?...



Chúng ta nên tránh đưa ra một loạt những câu hỏi
khô khan như: Biết con gì đây không? Con này đang làm gì nhở? Nhà nó ở đâu? Ai đây?... hãy nói chuyện với con một cách tự nhiên.



+ Nên đọc cho con những cuốn
sách nhiều nội dung, nhiều câu chuyện trong đó. Đặc biệt những mẫu đối thoại ngắn
sẽ cung cấp cho con của mình vốn từ, cách hỏi đáp trả lời như thế nào. Thêm
một điều tuyệt vời, ở trong những cuốn sách thường có khá nhiều hình minh họa.
Chúng sẽ thu hút con, hỗ trợ kiểu tư duy trực quan.



Quan trọng là niềm tin,
thái độ của ba mẹ đối với các con. Chúng ta hãy trở thành một người cha mẹ
thông thái luôn tự tin và lạc quan về con. Có thể con của mình chậm một chút
hay đang khó khăn một chút nhưng chỉ cần mình yêu thương con, mình thấu hiểu mọi
khó khăn con đang trải qua và cùng con nỗ lực từng ngày. Tôi tin cùng những thông tin tôi vừa chia sẻ, các ba mẹ sẽ giúp con từng bước thoát khỏi tự kỷ, tăng động

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.