Trẻ hay đánh và tranh giành đồ chơi của em


Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia về chữa lành
cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết hôm nay, tôi
xin gửi đến các bạn một số thông tin về Hành động trẻ tự kỷ, tăng động
 hay đánh, tranh giành đồ chơi của em thì bạn cần xử lý ra sao? như sau:



Nhà
có hai bé, bé lớn thì suốt ngày đánh em, không biết thương em, không biết nhìn
nhường em. Lúc nào cũng giành giật đồ chơi và đồ ăn của em thì bây giờ phải
làm sao?



Trước tiên tôi muốn bạn hiểu tại sao trẻ nhỏ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng lại có hành động đó:



+
Thứ nhất do trước khi có em con nghĩ con là số một. Nhưng đến
khi có em ra đời thì không con như thế nữa. Lúc này mẹ sẽ dành thời gian cho em,
giảm thời gian cho mình. Thậm chí có rất là nhiều gia đình để cho bé lớn ngủ với
ông bà. Chính những việc làm như vậy đã khiến khoảng cách giữa con và mình xa
hơn và làm cho con của mình cảm thấy ganh tị với em. Tại sao em lại được mẹ
thương nhiều hơn mình?



+
Do tâm lý lứa tuổi: Có nghĩa những thời điểm trẻ rất nhạy cảm về tâm lý. Hơn
nữa con của mình chưa biết cách thể hiện sự quan tâm với em, với mọi người xung
quanh nên con thường hành xử theo kiểu bản năng. Chỉ cần con không thích thì
con sẽ đánh em.



+
Do môi trường gia đình:  Môi trường gia
đình ở đây là chúng ta không xây dựng văn hóa yêu thương đúng cách. Lúc nào em là số một, phải ưu tiên cho em nhỏ, phải thương em, anh/chị là
phải nhường em từ đó những tư duy, cách giáo dục như vậy không hữu ích cho con. Khi chúng ta có văn hóa hướng
con theo cách đó sẽ khiến bé lớn cảm thấy rất thiếu thốn, tủi thân và con cảm thấy
đôi khi không được mọi người thông cảm, thấu hiểu, con bí bách và khó chịu. Từ
đó những hành vi đánh, tranh đồ với em diễn ra.



Tình trạng này xảy ra, chúng ra cần phải hành động khắc phục ngay tránh để kéo dài và khi trẻ có chứng tự kỷ con càng nhạy cảm hơn những đứa trẻ bình thường khác:

+
Thứ nhất người cha người mẹ cần phải thay đổi cách nhìn nhận của mình. Mình cần
phải hiểu rằng là con chỉ đang trong độ tuổi phát triển, con cũng chưa
biết được rằng đâu là tốt, đâu là sai. Và lúc này, con cũng chưa có hình
thành nhân cách nhất định. Nên mình đừng bao giờ cho rằng con mình hư nghịch,
không biết thương em. Mà chúng ta phải dành thời gian ra chăm sóc con nhiều
hơn, quan tâm hơn, để mình biết là con đang cần gì, đang muốn gì hay con
đang khó chịu ở đâu?



+
Khi chúng ta đi ngủ hãy ngủ cạnh con. Hãy cho bé lớn bé nhỏ ngủ chung với nhau hoặc cả
gia đình ngủ chung với nhau để tạo sự gắn kết giữa các thành viên. Tuyệt đối chúng
ta không nên tách bé lớn ra cho ngủ với ông bà hay ngủ một mình còn mình ngủ với bé nhỏ. Chúng ta cần yêu thương các con công bằng.



+
Chúng ta hãy dành cho con của mình những cử chỉ yêu thương mỗi ngày để thể hiện
rằng ba mẹ đang rất quan tâm con. Chẳng hạn: chăm chút cho con bữa ăn,
giấc ngủ, chơi với con, mua cho con đồ chơi mới, mua cho con quần áo mới. Hãy
thể hiện tình yêu thương với con thật là nhiều hàng ngày.



+
Chúng ta hãy dạy cho con của mình cách yêu thương em. Tại vì đôi khi con dành
giật đồ chơi, con đánh em là do con chưa biết chưa biết cách thương em. Đơn giản
như dạy con lấy sữa, khăn cho em hoặc cất quần áo cho em.  Rồi mình có thể chia sẻ với con khi mình đi chợ hay đi siêu thị rằng ta có thể mua cho em một món quà để tặng hoặc mua quà để tặng cho mọi người trong gia đình. Chỉ cho con cách chia sẻ
yêu thương, quan tâm tới người khác.



+
Chúng ta phải xây dựng văn hóa gia đình: tôn trọng người khác. Nghĩa là con lớn cũng
cần được yêu thương, ưu tiên chứ không phải lúc nào cũng là em nhỏ.



+
Khi trong gia đình xảy ra những mâu thuẫn giữa hai con thì phải xem xét ai đúng
ai sai. Tuyệt đối không được lập tức trách mắng hay đổ lỗi ngay lên con
lớn. Bé nhỏ sai đều phải phạt, không được thiên vị cho bất cứ ai. Để cho bé lớn
nhận ra một điều rằng mẹ vẫn yêu thương, quan tâm mình, không riêng gì mỗi
em hay thiên vị ai cả.

Mỗi đứa trẻ đều rất nhạy cảm đặc biệt trẻ tự kỷ vì vậy tôi mong các bạn hiểu vầ có cách hành xử đúng để tình trạng trẻ đánh, giành đồ của em không diễn ra.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.