Trẻ thu mình, ít tương tác với các bạn

 

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về Trẻ tự kỷ thu mình, không hoà đồng hay không biết chơi với các bạn như sau:

Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ, con có nhiều tổn thương bên trong dẫn tới những hành vi khác lạ. Trong trường hợp trẻ không chơi với các bạn là do:



+ Con gặp khó khăn về hình
thành mối quan hệ với người khác - sự kết nối tương tác và giao tiếp với người
khác.



+ Con bị rối loạn giác quan.
Chẳng hạn như khi xúc giác của con bị rối loạn sẽ làm cho con gặp khó khăn
trong việc tiếp xúc, va chạm cũng như gần gũi người khác. Khi đó con của
mình sẽ cảm thấy không an toàn và rất khó chịu, sợ hãi nên con sẽ chọn cách thu mình lại.



Chúng ta cần làm gì để giúp con tương tác với bạn bè, mọi người xung quanh?



+ Trở thành người bạn của
con. Mình phải xây dựng một nền tảng vững chắc bắt đầu từ gia đình. Mình phải
làm cho con tự tin giao tiếp, hoạt bát, vui vẻ với ba mẹ trước. Rồi sau khi
mình làm bạn được với con rồi thì mới bắt đầu hướng con chơi với mọi người và
con làm quen với những người khác.



+ Ba mẹ hãy hòa mình vào thế
giới của con. Khi con mình làm gì mình hãy làm cùng điều đó. Nếu như con mình
thích hát, thích nhảy nhót thì mình hãy hát và nhảy cùng con. Thậm chí khi con tự kỷ - tăng động với những hành vi như la hét, đập đầu hay ném đồ chơi đi chăng nữa thì tất cả những điều
đó chúng ta hãy cùng chơi, cùng hoà vào điều đó. Mỗi người trong gia đình cần
phải kết nối và làm bạn với con.



+ Xây dựng vành đai yêu
thương. Đơn giản hãy bắt đầu yêu thương mọi thứ xung quanh con, yêu thương gia
đình. Làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng vành đai yêu thương? Đó chính
là mình hãy làm mẫu cho con. Mỗi ngày mình hãy nói chuyện với những người xung
quanh, dắt con đi chơi nhiều hơn, rồi mình không cần con phải nói chuyện hay
chào hỏi những người đó. Mà chúng ta hãy cứ chào, hãy cứ nói chuyện, hãy cứ chủ
động trước. Hãy làm gương thật là nhiều.



+ Chúng ta có thể kể chuyện
cho con nghe những câu chuyện về tình bạn, về mối quan hệ gia đình. Mình sẽ sử
dụng những cuốn truyện, cuốn sách dễ thương để con dễ tưởng tượng và con bắt đầu
bắt nhịp tốt hơn.



+ Dạy cho con tính chia sẻ với
mọi người xung quanh. Ví dụ: mình đi chợ hay đi siêu thị, nhà sách hãy mua những
món quà, đồ chơi hoặc bánh kẹo nhỏ để tặng cho các bạn ở trong xóm. Chúng ta cần
làm trước mặt con. Khi chúng ta trở thành một người cha mẹ thân thiện, trở
thành một người hàng xóm đáng yêu, trở thành một người bạn tuyệt vời thì chắc
chắn con của mình cũng sẽ trở thành người như vậy. Vậy nên muốn con thay đổi
thì chúng ta phải là người thay đổi trước.



+ Lưu ý chúng ta tuyệt đối
không được ép con. Chẳng hạn như người lạ đến nhà hay người quen thì chúng ta bắt
con chào, bắt con xin lỗi, bắt con thưa dạ… chúng ta đừng bao giờ làm điều đó. Ép
con nhiều sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi hơn. Lúc đó, chúng ta phải làm gì?
Nếu như con mình chưa có chào, mình hãy chào giúp con như “Dạ con chào ông”...

Không gì là không thể, chỉ cần bạn chọn đúng phương pháp áp dụng và nỗ lực mỗi ngày tôi tin bạn sẽ giúp con tương tác giao tiếp với mọi người và chơi với các bạn xung quanh. Dù con có mắc tự kỷ hay tăng động cũng không đáng lo ngại.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.