Trẻ tự kỷ thường quăng ném đồ vật thì phải làm sao?

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia về chữa lành
cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết hôm nay, tôi
xin gửi đến các bạn một số thông tin về 
Hành vi của trẻ tự kỷ thường xuyên quăng, ném đồ vật, đồ chơi thì ba mẹ phải làm sao? như sau:



Trước khi giải quyết vấn đề, tôi muốn mọi người biết rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi của các con mắc chứng tự kỷ lại thường quăng ném đồ vật:



+ Con của mình đang không
hài lòng về một điều gì đó. Có thể mình không hiểu con hay con đang khó chịu
ở bên trong. Một cảm xúc không tốt kèm theo con lại chưa biết cách kiểm soát
cảm xúc thì chắc chắn con sẽ bắt đầu ném, quăng đồ vật, đồ chơi.



+ Các ba mẹ khi nhìn thấy
con ném đồ chơi thì chúng ta có những phản ứng sai cách. Chẳng hạn như chúng ta
la con, quát con, nóng giận và đôi khi buông những lời nói không tốt
cho con thì lại khiến con ném nhiều hơn. Con ném được một lần thì con sẽ
ném được lần thứ hai, lần ba, tư, dần dần trở thành một thói
quen xấu. Đã là thói quen rất khó để thay đổi điều đó.



Đó là những hành vi không tốt, vậy các bạn cần làm gì để khắc phục?



+ Khi con mắc chứng tự kỷ mà trong quá trình chơi, cầm một đồ vật nào đó mà con quăng, con ném: đầu tiên chúng ta hãy để cho
con quăng, ném, tuyệt đối chúng ta không mắng, la con. Thậm chí là con ném vào
người mình, mình cũng hãy bình tĩnh. Cứ để con thoả sức ném hoặc mình có thể cầm
một món đồ chơi nào đó lên và ném chung với con. Để con thấy hậu quả của việc
ném như vậy sẽ khiến đồ chơi bị hỏng, không dùng được nữa. Đồ chơi đó vỡ ra, bị
hư thì chúng ta có thể mang đồ chơi đó quăng vào thùng rác để dạy cho con một bài học rằng nếu con không biết bảo vệ và yêu thương đồ chơi thì đồ
chơi sẽ không còn ở lại với con nữa.



+ Bạn hãy dạy cho con của
mình cách yêu thương và bảo vệ đồ chơi. Chẳng hạn như mình có thể mua những kệ
đồ chơi và cùng con sắp xếp, phân loại đồ chơi đó. 



+ Ngoài ra, bạn có thể dạy
cho con nói những lời yêu thương đồ chơi. Ví dụ: “Sen thật là đáng yêu đúng không? Bạn
khủng long thật đáng yêu. Vậy con phải biết bảo vệ và yêu
thương bạn nhá. Chứ nếu không bạn hỏng rồi hoặc bạn buồn là bạn không chơi
với con nữa đâu.”



+ Có thể cùng con đi vệ sinh đồ chơi. Đây là thời điểm thích hợp để bạn dạy
cho con cách giữ gìn chúng như thế nào.



+ Bạn hãy dạy cho con
cách chơi, vì đôi khi có nhiều bé còn chưa biết cách chơi với đồ vật,
con cũng chưa biết cách khám phá đồ chơi như thế nào. 
Chẳng hạn như mình sẽ chơi
luân phiên cùng con. Hướng dẫn cho con những hoạt động với đồ chơi. Ô tô thì sẽ
chơi như thế nào? Cho con chơi đưa xe vào gara ô tô hay cùng nhau sửa xe này, sửa
xe ô tô. Rồi đối với khủng long - con vật thì mình sẽ làm sở thú, làm công
viên. Đồ chơi kiểu lego thì mình có thể là hướng dẫn cho con sắp xếp thành những
mô hình, thoả sức cho con sáng tạo nhiều kiểu mô hình khác nhau.



+ Khen ngợi, khích lệ con. Mỗi lần con biết mang đồ chơi cất vào trong rổ, cất lên kệ cao thì mình phải
khen con: “Con tuyệt vời quá! Giỏi quá! Lần sau con tiếp tục dọn dẹp đồ chơi và bảo
vệ chúng nhá.”  Những lời nói khích lệ sẽ
tạo động lực cho con thực hiện hành động đó nhiều lần hơn.

Với những thông tin tôi chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ giúp con không còn những hành vi quăng ném đồ vật nữa mà thay vào đó là sự yêu thương, nâng niu và biết cách chơi với đồ vật.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.