Con thường xuyên gắt gỏng, quát lớn

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về vấn đề 
Con thường xuyên gắt gỏng, quát lớn như sau:

Bạn có đang tự đặt ra câu hỏi tại sao con mắc chứng tự kỷ lại hay gắt gỏng và quát hơn vô cớ? Dưới đây tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao trẻ lại có tình trạng trên:

Trường hợp này có thể do bên
trong trẻ đang có những cảm xúc rất rối bời hay cảm giác khó chịu bởi chứng tự kỷ gây ra. Tốt nhất để cảm thấy thoải mái, con đã thể hiện điều đó ra bằng việc gắt gỏng. Có thể con chưa biết cách làm tốt hơn thôi. Nhưng việc mà con gào lên, con quát lớn là cách tốt nhất mà con làm được trong thời điểm hiện tại. Kể cả người lớn cũng
như vậy. Do đó hành động mà con thể hiện không xấu. Điều
quan trọng là cách thể hiện cảm xúc đó nó như thế nào.

- Giải pháp cho vấn đề của trẻ:

Nhiệm vụ của chúng ta khi
nhìn thấy việc mà con khó chịu gắt gỏng như vậy là gì? Liệu chúng ta khó
chịu hay chúng ta bùng nổ với con? Dĩ nhiên là không, chúng ta phải hiểu rằng
con đang bối rối trong thế giới của con. Ba mẹ cần phải bình tĩnh và thấu
hiểu cảm giác của con. Khi có thể thấu hiểu được cảm giác đó thì chúng ta cần
phải đặt mình vào vị trí của con.  Chúng ta hãy nói lên, mô tả cảm xúc của con. Chẳng hạn như: À con
đang đau lắm đúng không? Con đang khó chịu đúng không? Con bực mình đúng không?
Hoặc là mình sẽ nói là con giận lắm đúng không? Mình sẽ thể hiện ra điều đó giống
như mình là con vậy. Khi con nhận được sự đồng cảm từ phía chúng ta thì cảm xúc khó chịu của con sẽ vơi đi, sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể là
hướng con sang một hoạt động hay một sở thích khác.

Khi con gắt trọng, khó chịu
các ba mẹ cần phải ôm con vào lòng và nói với con những điều tích cực như Mẹ biết
con là một cậu bé ngoan, con là một cậu bé giỏi… Hỏi con như: Con đang muốn gì nào? Con đang cần cái gì không?... để con được nói lên mong muốn của bản thân cũng như cảm xúc con đang phải
chịu đựng.

Trong ngày thì các ba mẹ nên
quan sát hòa mình, vui chơi cùng con để cho con được giải tỏa những cảm xúc bên
trong. Chúng ta nên hỏi con có muốn làm điều gì đó không. Đưa ra gợi ý cho con
như con thích chơi ô tô hay xe cẩu và con sẽ là người quyết định. Đừng bao giờ
chúng ta quyết định mọi thứ mà không hỏi ý kiến của con. Chúng ta cần tránh làm
cho cảm xúc của đứa trẻ trở nên thêm khó chịu. Chính vì thế việc chúng ta tôn
trọng con, trao quyền kiểm soát cho con là một cách mà giúp cho con cảm thấy
an toàn, thoải mái và dễ chịu trong cuộc sống. Hòa mình cũng là một cách tốt để
cho đứa trẻ được giải tỏa cảm xúc và dễ nói lên cảm xúc của mình.

Ba mẹ phải là một tấm gương
cho con. Khi chúng ta giận, khó chịu vấn đề gì hay xảy ra mẫu thuẫn với các
thành vên trong gia đình thì chúng ta cần phải làm gương cho đứa trẻ bằng việc
phải thực sự bình tĩnh. Chúng ta phải ngồi xuống nói chuyện với nhau. Chứ không
phải là chúng ta gào lên, chúng ta khó chịu và gắt gỏng và đừng nói những điều làm
nhau tổn thương. Đứa trẻ rất dễ học theo tính cách của chúng ta. Muốn con tuyệt
vời thì chúng ta cũng nên thay đổi những điều không tốt ở bản thân mình nữa.



Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.