Dạy trẻ cách giao tiếp (chào hỏi, cám ơn, xin lỗi)

 

Chào các bạn, tôi là Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên gia
về chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói và giảm chú ý. Trong bài viết
hôm nay, tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về Dạy trẻ cách giao tiếp (chào hỏi, cám ơn, xin lỗi) với người khác như sau:
 

Giao tiếp sẽ giúp ta có những mối quan hệ tốt đẹp, tự tin hơn... nhưng lúc này con không may mắc chứng tự kỷ khiến con thu mình lại, ngại giao tiếp, con không thích chào hỏi cũng như cám ơn, xin lỗi người khác. Sau đây giải pháp tôi muốn đưa tới các bạn để khắc phục tình trạng trên cho con của mình:



- Hãy làm gương cho con:



+ Thứ nhất về chào hỏi: Khi mình đi đến bất kỳ nơi đâu, mình hãy chủ động chào hỏi trước mặt của con. “Cháu
chào ông. Cháu chào bà.” Khi ra đến cổng thì “cháu chào chú bảo vệ”. Đi ra
ngoài thì gặp cô lao công thì “cháu chào cô lao công”, gặp bất kỳ một ai mình lại
chào. Khi chào mình phải chào thật to và dõng dạc, hào hứng lên trước mặt con.



+ Nếu muốn con của mình biết
xin lỗi khi làm sai thì chúng ta hãy làm gương cho con. Ví dụ như khi mình lỡ uống
hết ly nước của con thì ngay lập tức: “ôi mẹ xin lỗi, mẹ uống hết nước của
con rồi” hay khi mình lỡ để đồ chơi của con không đúng chỗ hoặc mình làm đồ
chơi của con thì mình sẽ nói là “ôi mẹ xin lỗi con nhá, mẹ lỡ làm mất chiếc xe
của con rồi, mẹ lỡ làm hỏng cái bút của con rồi”… hãy dạy con cách xin lỗi nếu
con chưa biết làm.



Trong cuộc sống hàng ngày sẽ
có rất nhiều tình huống để chúng ta có thể nói lời cảm ơn đơn giản như việc con lấy cho
mình ly nước. Chúng ta sẽ làm gương cho con thật nhiều trong mọi tình huống khác
nhau.



+ Mỗi ngày chúng ta hãy đọc
những cuốn sách về các chủ đề để dạy cho con về lễ giáo trong giao tiếp. Chẳng hạn như dạy
cho con biết xin lỗi khi sai như thế nào thông qua câu chuyện cụ thể để con dễ
hình dung. Tình huống càng cụ thể thì con của mình dễ học theo, bắt chước làm
theo, nó giống như một tấm gương để các con noi theo vậy.



+ Chúng ta phải chấp nhận việc con chưa làm được. Chưa chủ động chào, chưa chủ động cám ơn và xin lỗi.
Nhưng không sao, mình đừng ép con, hãy làm gương đủ nhiều để cho con lắng
nghe và tiếp nhận từ từ. Đến một thời điểm nào đó con đủ sẵn sàng thì chắc
chắn con sẽ làm theo vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng, cứ làm đủ nhiều.
Còn việc của con, con có quyền thể hiện điều nào đó khi con thực
sự sẵn sàng.



Hãy nói, chỉ cho con một lần nếu con
không làm thì mình nhắc lại thêm vài lần nữa. Nếu con chua làm được thì chúng ta đừng
quá nóng vội tránh để cho con sợ hãi và không muốn làm.



+ Cuối cùng, các ba mẹ nên
khen ngợi, khích lệ mỗi khi con chủ động giao tiếp, chủ động chào hỏi. “Wow! Con mẹ giỏi quá! Hôm
nay con biết chào ông rồi! Hôm nay con biết chào bà rồi!”

Tôi tin chỉ cần các bạn nỗ lực không bỏ cuộc, trong thời gian ngắn các con sẽ có thể giao tiếp, chủ động chào hỏi, xin lỗi khi mắc sai lầm,... con sẽ giảm bớt chứng tự kỷ và trở lên tuyệt vời hơn.

Xin bạn hãy dành 1 phút đăng ký nhận miễn phí các tài liệu về cách chăm sóc, chữa lành cho trẻ tự kỷ, tăng động, chậm nói từ chúng tôi, tôi sẽ gửi thêm cho bạn các kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc được con tốt hơn.