(1)
Nhận biết tranh: Đặt bức tranh lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ
“Hãy chỉ vào…….. (tên của vật trong tranh)”. Nhắc trẻ chỉ vào bức tranh
và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.
(2)
Nói tên các bức tranh: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập
trung chú ý và đưa ra 1 bức tranh cho trẻ nhìn. Hỏi trẻ “đây là cái gì”?
Nhắc trẻ nói lên bức tranh đó và khen thưởng câu trả lời đó của
trẻ.
Trong
mỗi bước 1 và 2: Bạn
hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong những lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện theo
các chỉ dẫn bằng các cách khác nhau và sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng
chỉ khen thưởng những lần trẻ đúng, theo chỉ dẫn hoặc làm đúng mà không
cần nhắc.
∙ Giáo cụ : Tranh ảnh các đồ vật.
∙ Điều kiện trước tiên:
(1) Kết hợp những bức tranh dễ nhận
biết.
(2) Làm theo 10 - 15 chỉ dẫn từng bước một
và có thể nhận biết 10 - 15 đồ vật. (3) Gọi tên các đồ vật.
∙ Gợi ý cách dạy:
(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ
chỉ vào bức tranh.
(2) Làm mẫu gọi tên bức tranh.
Chỉ dẫn | Trẻ thực hiện | Ngày hướng dẫn | Ngày trẻ tiếp thu được | ||
(1) (2) | (1) Chỉ vào đúng bức (2) Gọi tên bức tranh | ||||
(1) | (2) | (3) | |||
1. | |||||
2. | |||||
3. | |||||
4. | |||||
5. | |||||
6. | |||||
7. | |||||
8. | |||||
9. | |||||
10. | |||||
11. |
∙
Gợi ý bổ trợ: Bắt đầu với những bức tranh đồ vật mà trẻ
đã học cách nhận dạng. Những bức tranh đó bề ngoài phải dễ dàng nhận thấy
(ví dụ: Bức tranh1 quả táo phải là một quả táo đứng một mình, khác hẳn
với một quả táo ở trên cây). Ảnh của đồ vật có liên quan đến trẻ (như 1
bức ảnh chụp chiếc giường của trẻ hoặc một bức ảnh đôi giầy của trẻ) sẽ giúp
trẻ tăng khả năng hệ thống hoá nhận thức.